Làm thế nào để chọn ra được những cuốn sách hay mà chưa cần đọc chúng? Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi chọn đọc những cuốn nonfiction hay. Tôi cũng sẽ đánh giá một vài cuốn sách tôi từng đọc làm ví dụ, để xem chúng có đáp ứng những tiêu chí tôi đưa ra trong bài này hay không.
Quy tắc 1: Đọc sách của tác giả là những chuyên gia trong lĩnh vực
Các tác giả trong số này có thể được mô tả với những chức danh mỹ miều như “Giáo sư về [một lĩnh vực nào đó liên quan trực tiếp tới cuốn sách]”. Tương tự, hãy thận trọng khi lựa chọn sách của những tác giả là “chuyên gia”, “người đi đầu trong lĩnh vực” và “nhà báo”.
Quy tắc số 1 này của tôi không áp dụng với sách tiểu sử. Tiểu sử thì lại khác. Bạn không cần phải là một nhà sử học để viết một câu chuyện về tiểu sử của John D. Rockefeller, và bạn cũng chẳng cần phải là người thân tín hoặc biết rõ về nhân vật mình sẽ viết. Tôi đã đọc rất nhiều tiểu sử viết bởi các nhà báo. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực này, với kỹ năng và nguồn thông tin dồi dào để đem đến một câu chuyện cuốn hút. Dĩ nhiên, cũng có môt phần chủ quan khi tạo dựng hình ảnh nhân vật trong tiểu sử, nhưng tôi nghĩ đó là do tính chất riêng của loại hình tiểu sử.
Quy tắc 2: Chỉ đọc những cuốn sách được chấm trên 4 điểm trên Goodreads
Điểm số trên Goodreads cao hơn 4.0 với khoảng hơn 100 người đánh giá luôn là một chỉ số đáng tin cậy khi chọn sách. Hình ảnh dưới đây minh họa khá rõ cho quan điểm này của tôi:
Tuy nhiên, không may là đánh giá trên Goodreads thường chủ quan, và rất nhiều trong số những người chấm điểm cao có thể được trả tiền để đọc sách và sau đó viết đánh giá tốt về cuốn sách. Đây là lý do điểm số trên Goodreads chỉ là một trong ba quy tắc khi tôi chọn sách. Bạn cũng có thể đọc một số review chấm điểm thấp trước, để xem người đọc chủ yếu khen chê về điểm gì, và những điều đó có khiến bạn không muốn đọc cuốn sách hay không.
Quy tắc 3: Không đọc những cuốn có ghi “đáng ngạc nhiên” ở ngoài bìa sách
Đây là những cuốn mà thường có những lời giới thiệu có cánh kiểu “sự thật đáng ngạc nhiên” hoặc “khoa học không ngờ tới” về vấn đề này nọ kia. Thường những cuốn như thế này cũng đã bị loại khi xét trong quy tắc số 1 và số 2 rồi. Nhưng nếu chúng vẫn lọt được đến vòng 3 này, hãy dùng quy tắc số 3 để tránh mua những cuốn sách có xu hướng tranh luận một chiều. Những cuốn sách có ghi “đáng ngạc nhiên” ở bìa mà tôi đọc đều như vậy.
Những cuốn sách dưới đây được chọn trong danh sách Goodreads của tôi, và tôi cũng đã chọn các sách được review từ 1 đến 5 điểm. Nếu bạn thắc mắc thì tôi chấm điểm cho những cuốn này không lâu sau khi đọc, và lúc đó tôi chưa lập ra quy tắc số 3.
Xem thêm cách để đọc sách thành niềm vui